Câu chuyện đáng buồn đang diễn ra trong "làng" hội họa Việt Nam, khi các họa sĩ ngày càng phát hiện ra những vi phạm bản quyền các tác phẩm mỹ thuật, tràn lan và trắng trợn.

Bức "Chiều thu bên ô Quan Chưởng” của họa sĩ Lâm Đức Mạnh bị sao chép rao bán công khai

Bức "Chiều thu bên ô Quan Chưởng” của họa sĩ Lâm Đức Mạnh bị sao chép rao bán công khai

Trong nước và quốc tế đều thi nhau bán

Mới đây, họa sĩ Lâm Đức Mạnh phát hiện tranh anh bị làm giả, rao bán công khai trên nhiều website cả ở trong nước và nước ngoài. Trang tranhsondau.net tự động lấy hình ảnh bức “Chiều thu bên ô Quan Chưởng” của họa sĩ Lâm Đức Mạnh, còn đóng cả logo của tranhsondau.net lên hình ảnh bức tranh này để khẳng định bản quyền, chứ không đề tên tác giả và rao bán.

Có một chi tiết khác nhau giữa hai bức tranh thật và giả. Họa sĩ Lâm Đức Mạnh cho biết ban đầu anh vẽ bức này xong, có đưa lên trang Viet Art Space, nhưng đến lúc thật sự hoàn thiện, anh đã đổi lại vị trí của cái biển cấm ô tô đã được sửa thành chiếc cột đèn. Đối tượng vi phạm đã lấy hình ảnh còn chưa hoàn thiện từ Viet Art Space và chép lại tác phẩm đó.

“Nếu có khách mua bức tranh đó, thì đương  nhiên là tranh giả, bức tranh thật của tôi đã được một khách ở Hà Nội mua và treo tại nhà chứ không bán ra thị trường” – Họa sĩ Lâm Đức Mạnh cho biết.

Họa sĩ “khóc ròng” vì quá nhiều tranh giả bán đầy thị trường - ảnh 1

Tranh phố của họa sĩ Lâm Đức Mạnh bị sao chép bán công khai 

Trên trang web bán tranh quốc tế artfire.com (ghi địa điểm là tại Thái Lan) thì “hô biến” hẳn họa sĩ Lâm Đức Mạnh trở thành Lam Manh Quang Galery và treo tới vài chục ảnh các bức tranh của họa sĩ Lâm Đức Mạnh để rao bán công khai các sản phẩm  tranh giả, có giá từ 250 USD đến 590 USD/bức.

Chẳng hạn bức tranh “Afternoon by an Old Gate” (tên do artfire.com tự đặt) của họa sĩ Lâm Đức Mạnh đang được rao bán với giá 590 USD.

Đương nhiên là họa sĩ chẳng được liên quan một xu từ lợi nhuận bán tranh này. Bức tranh thật này cũng được một người yêu nghệ thuật tại Hà Nội mua và lưu giữ tại nhà.

“Bán tranh giả như thế vừa làm hỗn loạn thị trường vừa phạm tội lừa đảo, cố tình bán những sản phẩm kém chất lượng” – Họa sĩ Lâm Đức Mạnh bức xúc.

Họa sĩ “khóc ròng” vì quá nhiều tranh giả bán đầy thị trường - ảnh 2

Nhiều tranh của họa sĩ Lâm Đức Mạnh bị làm giả, rao bán công khai 

Họa sĩ “khóc ròng” vì quá nhiều tranh giả bán đầy thị trường - ảnh 3

 

Để ứng phó với những kẻ vi phạm quốc tế, luật sư chuyên về bản quyền Tám Trần (Công ty IPCom Việt Nam) cho biết: “Quyền sở hữu trí tuệ có tính lãnh thổ, vì vậy khi vi phạm ở quốc gia nào sẽ áp dụng pháp luật quốc gia đó để thực thi. Ngoài ra cũng cần xem xét quốc gia nơi xảy ra hành vi vi phạm đó có phải là thành viên của Công ước Berne hay không, nếu là thành viên của Công ước Bern thì tác phẩm của các tác giả Việt Nam hoặc công bố tại Việt Nam mới được bảo hộ, mới có thể xử lý xâm phạm được. Nếu hành vi xâm phạm xảy ra trên môi trường internet thì lại xem xét đến yếu tố việc chào bán đó nhằm vào người tiêu dùng của lãnh thổ nước nào để áp dụng pháp luật nước đó”. 

Xin lỗi rồi thôi hoặc cố tình “em thích thì em chép”

Họa sĩ Hà Hùng Dũng sau khi phát hiện bị vi phạm bản quyền tranh tại Pao’s Sapa, thì ngày hôm qua 20/5 anh tiếp tục “khóc ròng” khi phát hiện ra một bức tranh mà anh đã bán cho người yêu nghệ thuật lưu giữ từ cách đây cả chục năm, mới vừa bị một cơ sở kinh doanh thẩm mỹ (tại 11 Trung Hòa, Hà Nội) sao chép. Khi bị họa sĩ và cả người sở hữu bức tranh thật phát hiện vi phạm tác quyền, lên tiếng hỏi, thì chủ cơ sở thẩm mỹ này thanh minh là “Thấy đẹp thì em chép thôi”; và sau đó xóa hẳn status khỏi trang facebook cá nhân.  

Họa sĩ “khóc ròng” vì quá nhiều tranh giả bán đầy thị trường - ảnh 4

Tranh Hà Hùng Dũng bị một spa ở Hà Nội sao chép, vẽ lên tường

Sự việc mới xảy ra chiều 20/5 nên họa sĩ Hà Hùng Dũng sẽ tiếp tục làm việc với luật sư để từng bước có ý kiến với các bên vi phạm tác quyền.

Sáng nay 21/5, Lân Vũ, chủ phòng tranh Lanvu Gallery (11 Xã Đàn, Hà Nội) cũng vừa lên tiếng xin nhận lỗi về việc sao chép tranh của họa sĩ Bùi Duy Khánh.

“Do thiếu hiểu biết nên nhân viên kinh doanh nghĩ đó là mẫu ảnh chụp, bình dị gần gũi... nên đã đưa cho thợ chép lại mà không xem xét kỹ nguồn gốc tác phẩm”- Lân Vũ nói – “Thay mặt cho cửa hàng em chân thành xin lỗi họa sĩ Bùi Duy Khánh vì vụ việc này, em đã cho gỡ bỏ bức tranh chép của anh và cũng cam kết không sao chép của bất kì họa sĩ Việt Nam nào!”

Trả lời câu hỏi VietTimes phỏng vấn chủ cửa hàng: “Bị họa sĩ phát hiện sai phạm, cửa hàng chỉ xin lỗi thế này là xong sao? Cửa hàng có ý định đền bù cho họa sĩ? Họa sĩ không thể biết được cửa hàng đã kinh doanh bao lâu, thu tiền như thế nào? Đó là bí mật kinh doanh. Nhưng ít ra, hãy bày tỏ bày tỏ sự chân tình và đúng đắn khi bị phát hiện sai phạm?” Lân Vũ nói sẽ làm việc cụ thể với họa sĩ Bùi Duy Khánh.

Họa sĩ “khóc ròng” vì quá nhiều tranh giả bán đầy thị trường - ảnh 5

Chủ phòng tranh Lanvu Gallery lên tiếng xin lỗi vì đã sao chép tranh của họa sĩ Bùi Duy Khánh

Nhà phê bình mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho biết, ông cảm thấy rất vui vì dù thị trường bộc lộ nhiều sai phạm nhưng đã có những đấu tranh thẳng thắn giữa các họa sĩ với những đối tượng vi phạm. Ông hy vọng những người sáng tạo có kết quả tốt trong việc tố cáo chuyện tranh chép, tranh giả để vấn nạn này có thể hoàn toàn biến mất.

Hoà Bình - Bài đã đăng VietTimes 

https://viettimes.vn/hoa-si-khoc-rong-vi-qua-nhieu-tranh-gia-ban-day-thi-truong-354172.html


(*) Xem thêm