Tranh tối tranh sáng - Truyện ngắn của Hòa Bình

 

  • Có vé chưa em?
  • Thừa vé không em?
  • Vé em ơi!

Xoẹt một cái lướt qua mặt, xoẹt cái nữa đảo chiu. Tới tấp chào mời, bán mua, thăm hỏi. Buổi biểu diễn thường mà phe lượn như đèn cù đến sát tận giờ biểu diễn. Ai bán thì mua, ai mua thì bán.

Bậc thm Nhà Hát Lớn sạch bong không một hạt bụi. Ngay cả những thanh rào sắt sơn đen cũng được lau chùi bóng loáng, mượt mà nhức mắt. Trong những cặp đồng tử giãn ra ngưỡng vọng không có hình ảnh một cuộn khói sương mờ mịt, đen đặc, ngùn ngụt quẩn quanh, vần vụ trên mái vòm gô - tích lộng lẫy nhô lên giữa trời đêm.

Rùng rùng những âm sắc lanh lảnh nhọn hoắt, trộn lẫn những tiếng gầm gừ cùn mòn trầm đục. Một hình hài mới lướt tới rũ rượi, tả tơi những mảnh rách rưới be bét vệt máu khô, hình hài bên cạnh lủng liểng chiếc chân cụt tơ tướp thịt da, một bà mệnh phụ mong manh lay động ho từng cơn thắt ngực trong bộ áo quần sang trọng...

Bà cụ già nhất, không dưới trăm tuổi, rn rĩ, nỉ non chửi bới cái khu cộng sinh với những loại hàng xóm bất nghĩa bất nghì, bắt nạt bà già yếu, lấn chiếm hết lối ra ánh sáng của bà, chỉ để con ngõ đủ lách được một người. Hôm qua, khi khiêng quan tài, người ta mới nhận ra rằng không có cách gì chui lọt con đường. Cuối cùng, họ hò nhau ròng dây, kéo bà lên tầng hai, đi nhờ qua một nhà, rồi hạ chiếc quan tài xuống từ ban công nhìn ra phố.

Mệnh phụ phu nhân động viên, bảo con cháu không có thì phải vất vả, nhưng tôi đây, còn chồng, còn con đàn con lũ, mà ra đứng đường, chẳng có chốn v, tất cả người thân vừa dọn nhà đi nơi khác để cho một công ty thuê lại biệt thự, đi mà chẳng rước vong theo, cái bát hương mới lập còn bỏ quên lạnh ngắt trong chiếc tủ khoá chặt xếp vào kho đồ cũ.

Một em bé sơ sinh khóc thét lên lanh lảnh trong tay người con gái có đôi mắt to buồn rười rượi. Chiếc khăn mỏng quấn quanh bị gió hất tung lên, lộ ra một hình hài đỏ hon hỏn, cụt đầu. Đứa bé không đầu nhưng tiếng khóc vẫn ngằn ngặt xói vào tim mọi người, như phát ra từ lồng ngực.

Cô gái bảo có phải con tôi đâu, trước tôi ở gần nhà nó, cùng làng. Mẹ nó là gái lỡ thì, ngủ với một quan chức tỉnh v hưu, ông ta vẫn đang sống cùng vợ nên mẹ nó phải thắt bụng dấu mọi người, đến đêm hôm nọ thì đẻ. Cắt rốn xong, bóp miệng cho nó tắt thở luôn, rồi chặt cái đầu, đem thả xuống ao nhà ông kia. Thân hình bé xíu, đỏ hỏn thì bỏ tọt vào nồi cám bỏng giãy vùi giữa tro bếp ngun ngún cháy, sáng ra đổ cho đàn lợn đói ngấu hộc lên từng chặp trong chuồng. Nó khóc nhiu vì lúc ấy đã kịp khóc tiếng nào đâu…

Những hình hài không xác định, những di ảnh cuối cùng sót lại bởi sự luyến tiếc cái gọi là cuộc sống. Và những tiếng kêu khóc nỉ non trong gió cũng siêu thanh. Cương buồn bã cúi đầu ngó xuống dưới.

Giữa quảng trường, một cặp béo tốt đĩnh đạc cùng một chú chó Nhật chui ra khỏi taxi, dừng trước đám phe vé.

  • Bao nhiêu một đôi?
  • Lô đầu đấy, hai trăm anh ạ. Nếu anh chị muốn lấy vé khu A thì hai trăm rưỡi.
  • Gì mà đắt thế? – Người đàn bà bỏ tay chồng, hờ hững càu nhàu.

Ông chồng không thêm, không bớt, rút ví trả tin đôi vé lô, đưa cho vợ. Họ lững thững dắt nhau đến cửa Nhà hát. Con chó Nhật lông xù xinh xắn trên tay bà vợ tru lên mỗi lúc một não n. Đến bậc thm, nó nhớn nhác không chịu nằm yên, giãy lên rồi nhảy phắt xuống đường, chạy trở lại. Giằng co một hồi vẫn không thắng được sự ương bướng của con chó, ông chồng quyết định:

  • Thì v nhà vậy. Mày dốt quá con ạ. Chẳng biết thế nào là văn hoá.

Tác giả Hoà Bình - Ảnh: Tô Chiêm

Tác giả Hoà Bình - Ảnh: Tô Chiêm 

 

Cương lững thững xuyên qua hai người bấm lỗ soát vé, xuyên qua những trăn trở đời thường đói no bán mua mặc cả, xuyên qua nỗi đam mê bị dừng lại chết lặng trong tiếng vĩ cầm tinh tế và đớn đau hàng đêm vang lên bên cửa.

Hai người soát vé cùng so vai, nổi da gà, lẩm bẩm: “Gió! Trời ơi!”

Nhặt một tờ poster in rất đẹp chương trình biểu diễn, Cương lặng lẽ hoà vào dòng người phía trước, không một tiếng động. Lên lầu, anh lướt qua cô nhân viên hướng dẫn khán giả, chọn một ghế đẹp nhất cho tầm nhìn và tai nghe, yên vị ngồi đĩnh đạc.

Từ trên lầu, nhìn ra bốn phía, Cương điểm mặt những người quen ngồi rải rác xung quanh. Trên lầu hai, mấy người bạn đồng môn của anh chen nhau rúc rích kín mấy hàng hạng bét, cao ngất ngưởng nhưng vẫn thiếu ghế vì rất nhiu người trốn vé hoặc phải năn nỉ xin vào bằng được. Trước kia, Cương cũng nhiu lần làm thế, và cũng thèm khát ngó xuống những khoảng vắng tanh lỗ chỗ giữa các hàng ghế bọc nỉ đỏ thẫm. Khu lô nhiu ghế trống nhất, đó là khu dành cho những khán giả được trân trọng tặng vé nhưng chẳng biết gì v các thứ chán phèo được gọi là nghệ thuật đỉnh cao.

Dàn hợp xướng trình diễn mở màn tiết mục “Trống cơm”. Được phối âm bởi các nhạc sĩ hiện đại, làn điệu dân ca mm mại đặc trưng Bắc Bộ nảy lên nảy xuống nhịp nhàng tung tẩy đầy chất Mỹ latinh. Cương thích thú gật gù, lắc lư theo nhịp trống bập bùng, nghiêng sang trái rồi sang phải cùng với ba mươi nhăm mái tóc vàng hoe Thuỵ Điển và ba mươi nhăm mái tóc nửa đen nửa nhuộm vàng Việt Nam.

Trên ghế bên cạnh, vị giáo sư nổi tiếng hàng đầu cả nước với các công trình nghiên cứu folklo lắc đầu ngán ngẩm, chân dậm dật, mặt tái đi như mào gà sống bị cắt tiết: “Trời ơi! Còn gì là tinh hoa dân tộc!” 

Hàng ghế Cương đang ngồi thuộc trung tâm, ở độ cao thuận lợi nhất để thưởng thức nghệ thuật, cách đó một mét là khu VIP, cùng vị trí ở bên dưới là ô dành cho phát thanh và truyn hình.

Cương lượn lờ trên vùng không khí đặc sệt mùi sang cả nhào trộn giữa năm bảy chín mười loại nước hoa, ngó vào mặt mấy vị trán nhẵn bóng như được quang dầu. Họ ngồi thẳng đơ trong bộ lễ phục, mắt tối sẫm tràn ngập nỗi khó chịu khi phải đặt thẳng đôi tay nhơm nhớp mồ hôi trên hai đầu gối. Hết bài, tất cả đồng loạt vỗ bôm bốp hưởng ứng chương trình, không để ý đó là “Trống cơm” mới hay cũ, đan xen văn hoá hay hoàn toàn bị xâm thực bởi sức mạnh tây phương.

Tiếp đến là một Ouverture do đích thân tác giả, đương kim chủ tịch hiệp hội những nhà soạn nhạc trực tiếp chỉ huy. Cùng với sự sống lại của dàn giao hưởng nhờ cơ chế mới kết hợp văn hoá với thương mại, Ouverture này đã đoạt rất nhiu giải thưởng trong nước cũng như quốc tế.

Chiếc gậy trong tay người dẫn đường vung lên hào hùng, mãnh liệt. Trên hàng ghế cao ngất ở lầu hai, khuôn mặt xinh xắn của Hường, cô bạn gái cùng lớp với Cương bỗng dưng biến thành màu trắng nhợt nhạt như vừa uống nhầm thuốc rửa ruột.

Hường cúi xuống, bờ vai mảnh dẻ run rẩy, cố kim chế những đợt sóng dịch vị hỗn loạn trong dạ dày, đua nhau thúc ngược thức ăn lên phía cổ. Cương lướt trên những hàng ghế, dừng lại bên Hường, đặt đôi tay có những ngón dài, mảnh dẻ, bàn tay của cây vĩ cầm lên vai cô, vuốt ve. Mỗi khi nhìn thấy cô bạn gái này, anh không sao kìm được cảm xúc lâng lâng rất khó tả. Ngày trước, nhiu lần rủ Hường đi uống càphê, Cương chỉ thèm khát được ôm cô, sờ vào vai cô, nhưng chưa một lần làm thế.   

Mấy hôm trước, Hường đến gặp nhà soạn nhạc nổi tiếng này, nhờ ông thẩm định giúp những tìm tòi theo phong cách âm nhạc đương đại. Ngay khi cánh cửa phòng làm việc vừa khép, ông chủ tịch hiệp hội các nhà soạn nhạc túm ngay lấy Hường, kéo vào lòng, sờ nắn, bóp vú cô một cách cực kỳ thô bạo. Em ngon lành hơn các học sinh khác đấy, ông nhận xét, tầm này, bọn nó tã hết cả ra rồi, không rắn rỏi như em.

Ông đ nghị Hường hãy để ông dàn dựng những tác phẩm của cô, nhưng tất nhiên là không thể trương một cái tên lạ hoắc lên chỗ trân trọng dành cho tác giả. Chẳng ai đến nghe nếu không biết Hường là ai. Đương đại vốn là loại nhạc chưa có người nghe, nên nếu muốn nó đến được với công chúng, thì trước mắt hãy dùng tạm tên ông.

Nhìn thân hình già nua hom hem, xung quanh là giấy tờ lộn nhộn, bản nhạc vung vãi, cốc chén chỏng chơ cáu cạnh, hai chiếc tất vo tròn sặc sụa bốc mùi trong căn phòng kín mít, Hường khinh bỉ hất một cái. Nhạc sĩ ngã chúi xuống ghế sa-lon bọc da, ngước nhìn cô bé, rớt dãi lòng thòng nhểu xuống từ cái miệng sặc mùi Hennessy còn lại sau bữa tiệc trưa.

Hường oẹ khan, mặt tái xanh. Chương cuối của bản Ouverture trộn lẫn tiếng nấc cụt của cô gái hai mươi mốt tuổi. Khi tiếng vỗ tay vang lên cũng là lúc Hường bụm chặt lấy miệng, ngăn đám ruột gan chỉ chực xổ hết ra ngoài.

Tiếng chuông báo giải lao vang lên thảnh thơi, réo rắt. Hường lao vụt ra hành lang, chạy sầm sập xuống tầng trệt, chui tọt vào khu vệ sinh nữ.

Cương lang thang trong đám người nhộn nhạo, quết thành vệt lạnh buốt vào vai, vào ngực từng đôi lũ lượt đổ ra từ khán phòng. Xuyên qua những thì thầm to nhỏ, rúc rích nói cười. Ngài đại sứ áo trắng cổ cồn, comple cứng cựa đang tranh thủ dí một nước cờ với cục trưởng một cục chức năng Bộ A. Một nữ doanh nhân vốn luôn “dí” những thứ còn kinh hơn vào nghệ thuật đi cùng với ông Phó chủ tịch phụ trách kinh tài một tỉnh. Chị thò tay vào trong áo vét, nơi bộ ngực silicon lòi ra một nửa căng phồng lên như hai trái bóng, rút ra một cái name-card, đưa cho anh địa chỉ nhà hàng ở khu du lịch sinh thái Đông Anh. Họ hẹn nhau bàn nốt những dự án dở dang, nếu tiến hành được thì kinh tế tỉnh nhà sẽ vô cùng phát triển, bà con có thêm công ăn việc làm, đường sá mở mang, nâng cao dân trí.

Cương ghé sát vào tai nữ doanh nhân, thì thầm nhắc nhở: “Còn nữa mà, nói nữa đi chứ!” Anh lè lưỡi, liếm khe khẽ vào vành tai nữ doanh nhân, rồi cắn chặt lấy tai chị, nhay nhai cái tai thơm tho trong miệng. Nữ doanh nhân đỏ mặt, đột ngột nhìn chăm chăm như muốn nuốt chửng ông Phó chủ tịch đối diện.

Từng nhóm các nam thanh nữ tú túm tụm ở mỗi chân cột, ríu rít liếc nhau. Các nam nhi ngay từ trước giờ biểu diễn đã bị chặn lại ở cửa, sao lại mặc quần cụt như thế, sao lại đi dép không quai, dù có là hàng hiệu, đắt bạc triệu vẫn là dép lê, thiếu đứng đắn, buộc phải v thay hoặc ra ngay ngoài phố mua đôi khác nên trông ai cũng tử tế, đạo mạo. Các thiếu nữ Tây ta lẫn lộn thì trưng hàng ngồn ngộn. Một cô gái xinh xắn mặc váy lửng, áo hai dây cúi xuống buồn buồn nhìn ngón chân. Chiếc áo dây giản dị phô bày vẻ đẹp lồ lộ giúp nàng che giấu được thân phận con nhà nghèo của mình. Đôi gò má trắng trẻo và cặp môi mọng được trang điểm kỹ càng bằng son phấn quá đát nhập theo đường tiểu ngạch có chút gì đó hờn dỗi đáng yêu giống như nữ tính. Nàng buồn bã rủa thầm chàng công tử đẹp mã cao lớn bên cạnh: “Đồ bò đực! Nghe nhạc như vịt nghe sấm. Thật chán quá!”

Cương ngong ngóng đầu cầu thang chờ Hường. Lâu quá. Chuông réo vang báo hết giờ giải lao, mọi người lục tục kéo nhau vào chỗ. Đèn tắt. Nhạc nổi lên.

Cương chạy nhanh xuống những bậc thang dẫn vào khu vệ sinh. Anh sững lại khi nghe tiếng thở hổn hển, gấp gáp trộn lẫn trong những ghì xiết, co giật, rít  lên của vải vóc, da thịt. Đẩy bật cánh cửa, anh thở hắt ra, không phải Hường. Đôi trai gái đang còng lưng rên rỉ, quằn quại, ngất ngư, mắt nhắm tịt trong cuộc làm tình vội vã, chiếc váy ngắn được vén lên qua eo, cặp mông màu mật tròn lẳn và chắc nịch lồ lộ trong làn ánh sáng đỏ dìu dịu và không khí tràn ngập mùi xịt phòng thơm tho.

Cương đi giật lùi lên khán phòng, chạm phải Hường mệt mỏi và xanh mét, không lên lầu mà đang nhón chân rẽ vào khu A, lách tới một chiếc ghế còn trống. Anh lặng lẽ đi theo, ngồi xuống hàng ghế sau lưng cô, chăm chăm ngắm cái gáy xinh xắn của Hường.

Một phần ba số khán giả khu A đã vắng mặt sau giờ giải lao, dẫu mở đầu phần hai của buổi biểu diễn là tiết mục múa, môn nghệ thuật kỳ ảo bởi thân thể rất đẹp của diễn viên.

Rèm nhung cuốn lên, nhịp tim của khán giả lập tức tăng lên 150 lần/phút khi xuất hiện những chiếc yếm đỏ rực rỡ (trang phục truyn thống mặc trong, tạm gọi là áo lót cực kỳ tinh tế của các mẹ, các chị, các em thuở xưa) cùng với váy dài nhưng may bằng voan trắng, mỏng tang, kết hợp nhuần nhị giữa truyn thống và hiện đại, kín mà hở, hở mà vẫn kín. Cái đẹp hiện đại phô phang, ngông nghênh, lấn lướt trên sân khấu khiến mọi người ngạt thở. Cả khán phòng lặng đi, chỉ còn tiếng nhạc réo rắt.

“Trước kia, thứ tư duy cổ lỗ cứ bắt người ta phải độn trong độn ngoài mớ ba mớ bảy lớp nọ lớp kia” – hình ảnh phản chiếu bài múa của các diễn viên trên sân khấu, khi rơi vào mắt những vị quan chức đang thu lu cứng đờ trong comple, đã biến thành các thân thể nude một cách phô phang, không mảnh vải che thân. Nhiu người toát mồ hôi hột ròng ròng, tưởng tượng cảnh cưỡng đoạt thú vị khi xé toạc mảnh voan trắng mỏng dính.

Chẳng ai hiểu diễn viên múa gì. Những động tác kỳ quặc xoắn xuýt, uốn lượn lặp đi lặp lại. Từng đôi yếm quấn chặt lấy nhau, trong một vũ điệu nặng tính dục lưỡng tính. Chỉ những chiếc yếm đỏ cứ quấn quít, cháy mãi, bừng bừng như lửa.

  • Bọn điên! Chả hiểu chúng làm cái trò gì trên sân khấu thế?- Một thiếu phụ ăn mặc rất trang nhã cố hạ giọng thì thầm với người bên cạnh.
  • Tưởng giáo viên bọn em thích nghệ thuật múa chứ. Hình như khi thi tuyển vào trường phải thi cả năng khiếu, có hát, có múa, đúng không? - Ông trung niên mỉm cười.
  • Hệ mầm non thôi. Biết hát biết múa là được.
  • Hôm nọ, trong Liên hoan nghệ thuật múa không chuyên toàn thành, có hai cô giáo mầm non dám đưa cả “Thị Nở – Chí Phèo” lên sân khấu đấy.
  • Rồ!
  • Không rồ đâu. Dân chuyên nghiệp dàn dựng hẳn hoi.
  • Đấy có thật là nghệ thuật không?
  • Khó nói lắm. Nghệ thuật hiện đại càng khó xét đoán. Nijinski quan niệm nghệ sĩ múa vĩ đại là một tâm hồn vô cùng thác loạn. Trước khi rơi vào cơn u mê của căn bệnh tâm thần, ông ta đã muốn lay động mọi người v sự gói ghém mình quá kỹ trong cái vỏ bọc trần tục và giả tạo.
  • Để rốt cuộc nằm trong trại cùng với những kẻ điên?
  • Anh ta nói: “Sự điên loạn của tôi, đó là tình yêu với loài người”.

Cuộc trò chuyện bị gián đoạn bởi tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Chương trình chuyển qua vở nhạc kịch “Trên đỉnh Olimpya”. Solist không phải là những nhân vật tiếng tăm lắm trong làng âm nhạc thế giới, hoặc trong mắt số đông khán giả, bởi nếu nghệ sĩ được biết đến một cách rộng rãi thì khán phòng không đời nào còn chỗ trống, thậm chí vé phe sẽ sốt cao độ để giành giật bằng được một nửa số ghế trong rạp cho những người có đủ tin triệu được đến xem mặt nghệ sĩ danh tiếng.

Không phiên dịch cũng là một cách để tăng thêm phần tôn trọng khán giả bởi điu đó biểu thị đương nhiên mọi người đu đã biết v vở diễn. Hết Prelude, một nửa khán giả vỗ tay rào rạt vẻ hứng khởi mặc dù nội dung nhạc kịch, rất cổ điển, là một truyn thuyết Hy Lạp và đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Nhạc trưởng Thụy Điển lịch sự hơi xoay nghiêng mình rồi nghiêm trang bắt nhịp cho dàn nhạc tiếp tục chơi. 

Cương cúi xuống thấy Hường nhăn mặt, rồi chuyển ngay sang trạng thái bình thản, tiếp tục chú mục vào làn sóng thanh âm nhanh dần. Nhạc vừa dừng lại, tiếng vỗ tay của một phần ba khán giả lại vang lên tanh tách, vừa cổ vũ, vừa thách thức, vừa giống như chửi bới cái bọn đi xem mà chẳng có văn hoá vỗ tay.

Nhạc trưởng hạ thấp tay đũa, khẽ nhịp một cái như lấy đà. Và dòng thác âm thanh trào lên nóng bỏng, át đi cả những cái vỗ hăng hái cuối cùng còn rơi rớt lại.

Sau cơn cuồng hứng thanh sắc, đột ngột không gian rơi tõm vào bảng lảng mơ hồ, thanh mảnh một tiếng ô-boa chơi vơi cuộn quanh mái vòm. Hường mệt mỏi tựa lưng vào thành ghế. Cương vuốt khẽ mái tóc có những sợi to và mượt như một đám thuỷ tiên xanh ngắt.

  • Ngủ đi, cô bé! – Cương thì thầm – Nhìn lên mái vòm lộng lẫy trên đầu mà xem, thần mộng đến rồi kìa!

Tác giả Hoà Bình - Ảnh: Tô Chiêm 

Tác giả Hoà Bình - Ảnh: Tô Chiêm 

Mắt Hường vẫn mở hé, nhưng Cương nghe thấy những tiếng thở đu đu, dịu ngọt mùi trinh nữ.   

Thật đau lòng cho những mơ ước thanh xuân, cũng giống như tuổi trẻ, đã trôi đi rồi là không bao giờ lấy lại được nữa.

Lúc còn có thể ước ao, Cương cũng từng có một nim khao khát. Khi ăn, khi chơi, khi học trên giảng đường hay những lúc một thầy một trò chìm lút trong bốn bức tường sù sì cách âm của phòng tập, và ngay cả khi ngủ, anh chỉ nghĩ tới chiếc đàn Straudivaris.

Trong những giấc mơ, Cương lang thang lần mò vào sâu tít những cánh rừng. Cây thông kỳ diệu ám ảnh anh, vây bọc anh bằng mùi nhựa hăng hắc ngọt ngào mời gọi. Nim đam mê choán hết cuộc sống, lấn át tất cả.

Vậy mà giờ đây, khi có thể thoải mái chiêm ngưỡng những chiếc đàn trong những bộ sưu tập quý giá nhất, anh lại thấy đau lòng. Bởi những âm sắc diệu kỳ nhất, độc đáo nhất, mới lạ nhất, dở nhất, ít nhạc tính nhất vẫn được sáng tạo, dẫu siêu thanh nhưng đâu còn có thể vang lên với cái tai của người đời. Cương đã buộc phải thuộc v một thế giới khác, bởi một nguyên nhân cực kỳ vớ vẩn.

Hôm đó là ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, anh cùng với Hường và lũ bạn tụ tập, nhậu nhẹt trong làng Thái Hoà tới khuya. Ra v trong cảm giác say thì chưa nhưng hơi quá chén, cộng với cái rét ngọt ngào của mưa xuân lâm thâm khiến anh thấy lâng lâng bay bổng, thèm quá cái cảm giác được xích lại gần, nắm lấy tay Hường mà đưa lên môi.

Thế rồi, bỗng nhiên ở đâu xồ ra một lũ trai hùng hùng hổ hổ chặn xe họ lại, gây sự. Chúng kéo tuột Hường vào giữa đám, nhăn nhở đẩy qua đẩy lại. Máu nóng bốc lên đầu rừng rực, hai bên xông vào nhau, cuộn tròn ẩu đả, tối mắt tối mũi.

Hường vừa khóc vừa chạy tới chỗ có ánh đèn, mừng rú khi thấy đồn công an phường cách đấy chỉ mấy trăm mét. Cô vừa thở vừa trình báo vội vã, ngắt quãng. Anh công an rất thông cảm, chân thành bảo:

  • Khổ nỗi khu ấy lại không thuộc phường này. Tốt nhất là em nên sang phường bên ấy mà báo cáo.

Hường khóc nức lên khi nghĩ đến Cương đang trong cuộc hỗn chiến. Anh công an thương tình gọi telephone sang phường bạn, nói vắn tắt địa điểm và sự việc. Khi Hường thuê được một chiếc xe ôm hiếm hoi giữa đêm mùng 2 Tết quay lại đến nơi thì Cương đã hôn mê trong vũng máu với ba nhát dao xoáy thẳng vào ngực làm rách tâm thất, vỡ động mạch và nhay nát lá phổi.

Hường thức trắng đêm, rồi vật vã trong hành lang bệnh viện cho tới hết ngày mùng 3 Tết, khóc cạn nước mắt mà không h cảm thấy Cương đã dùng mọi cách ôm lấy vai cô mà vuốt, mà lay, mà lắc, mà hỏi han, động viên cô bạn gái. Khi ấy, anh chưa biết mình đã chết. Để rồi sau đó, theo cô đến đồn công an, nhìn mặt mấy kẻ đã đâm mình, gào thét lên những lời lên án mà không một ai nghe thấy, không một ai nhận ra, Cương mới bàng hoàng chợt hiểu cái thể chất mong manh là mình đã không còn phản ánh như một hình ảnh hiện hữu trong con mắt người đời.  

Cương buồn rũ, chui gọn lỏn vào chiếc hộp vĩ cầm quen thuộc đặt trong phòng cũ như một kỷ vật của gia đình, lướt nhẹ trên mùi mốc ẩm ngai ngái của không khí nhiu hơi nước đọng trong những sợi nhung tăm màu đỏ, buồn bã nhìn cây đàn mất chủ mục rã ra theo thời gian.

Hoá ra, dù cuộc đời bạc bẽo, trầm luân đến cỡ nào rốt cuộc con người vẫn cứ cần cuộc đời. 

Giật mình bởi tiếng vỗ tay lại vang lên nhức nhối chính tại khu A, Cương đau lòng nhìn ra xung quanh. Những gương mặt chen lấn san sát, trang điểm đủ mọi tông màu, no nê, thành đạt và thời thượng dựa vào lưng ghế bọc nỉ đỏ, với mọi dạng thái cùng biểu thị một tình cảm duy nhất là sự vô cảm và nỗi trống rỗng kinh khủng.

Dường như tất cả đu là những hòn đảo cô độc trong đám đông, nghe mà chẳng biết, nhìn mà chẳng thấy. Chương cuối của vở nhạc kịch uể oải rã rời. Nhạc trưởng không ngoảnh lại trước khi vung chiếc đũa chỉ huy, và dàn nhạc như một cỗ máy đã vào guồng.

Hường nhẹ nhàng đứng dậy, bước ra khỏi khu A, vén tấm rèm nặng n, chậm chạp tiến v phía cửa. Cương theo sau, bất lực trước sự cô đơn nhô lên trên đôi vai mảnh dẻ. Đôi khi, cái người ta mong ước cũng chẳng là gì to tát, chỉ một cử chỉ động viên hay vài lời an ủi. Cương lướt tới, nắm khẽ lấy vai Hường, khiến cô đột ngột rùng mình, ngạc nhiên nhìn ra xung quanh. Vài người cũng nối gót Hường ra v, vừa đi vừa xì xào. 

Trước thm nhà hát, một đứa bé mặt mũi bẩn thỉu đội chiếc mũ cói, da trần thâm tím hở ra trên mảng vai rách đang run run chìa tay, cái bóng bé nhỏ đè lên một đứa bé hơn nằm ngửa tơ hơ trên mặt đất đang giãy dụa giữa đám tã lót màu đen chìm lút vào quảng trường tranh tối tranh sáng lồng lộng gió thu.

  • Thôi đi mày! Trả con bé đi, mai thuê tiếp. Muộn quá rồi. – Một người chán nản nói.
  • Ai thương được khi chúng mày cứ giãy ra đầy đường đầy chợ, chỗ nào cũng chìa tay, níu kéo. – Một người khác tiếp lời.
  • Diễn chán quá! Xem lũ trong nhà hát diễn đã chán rồi…

Hường dừng lại, bỏ mấy đồng tin vào đôi tay đen nhẻm, gầy guộc. Dừng thêm một phút, Hường khẽ nói, vừa đủ để đứa bé nghe rõ:

  • Đi đi cháu! Bế em lên kẻo người ta dẫm bẹp. Nhớ lau mắt cho em sạch sẽ, nhựa đu đủ bôi lâu ngày sẽ mù thật đấy, biết không?

Hoà Bình

(Trích trong tập “Cocktail, café, kem & Mặt trời, NXB Trẻ ấn hành, 2015)

 


(*) Xem thêm